![]() |
Cô gái kéo tuột quần áo của cả nhân viên bán hàng. (Nguồn: youth.cn) |
Một cô gái trẻ ở Trùng Khánh, Trung Quốc chi hơn 3.000 nhân dân tệ (hơn 10 triệu đồng) để mua 1 chiếc iPhone 6S nhưng sau đó phát hiện cô đã bị lừa mua phải một chiếc máy "hàng dựng."
Trang youth.cn đưa tin cô gái đã cầu xin chủ cửa hàng được trả lại điện thoại nhưng đối phương không đồng ý. Ngay sau đó, cô gái liền lột sạch quần áo trên người nhưng cuối cùng vẫn không được trả lại tiền.
Theo Thời báo Trùng Khánh, khoảng 4 giờ chiều 16/6 (giờ địa phương), một cô gái đã đến cửa hàng để mua chiếc iPhone 6S. Chủ cửa hàng nói chắc chắn rằng: "Tuyệt đối là hàng thật, không tin cô có thể kiểm tra." Nghe lời này, cô gái liền chi tiền ra mua.
Sau đó, cô đến cửa hàng của Apple và phát hiện đây là một chiếc điện thoại đã được dựng lại nên đã quay trở lại cửa hàng kia để trả lại.
Cô gái vừa khóc vừa nói: "Số tiền này tôi dành dụm rất khổ cực và tích góp từ lâu lắm rồi. Xin anh hãy trả lại tôi." Nhưng nhân viên trong cửa hàng chỉ nói rằng: "Sản phẩm đã bán đi không nhận trả lại hoặc đổi."
Cô gái trong lúc tuyệt vọng đã bất ngờ lột cởi quần áo trên người.
Khi đó, cô gái này đi cùng một người bạn. Người này liên tục khuyên cô nên mặc quần áo nhưng cô gái nhất định không nghe.
Hành động bất ngờ của cô gái khiến nhiều người tò mò, xúm lại, thậm chí cô gái này còn kéo tuột cả quần áo của nhân viên cửa hàng. Cuối cùng, nhân lúc cô gái không để ý, người này đã "tháo chạy".
TheoVietnam+
" alt=""/>Tuyệt vọng vì mua phải iPhone 6S 'dựng', cô gái cởi hết quần áoNgày 24/3, Bộ TT&TT đã tổ chức Tọa đàm về Danh mục Dịch vụ CNTT phục vụ cơ quan nhà nước (CQNN) triển khai thuê dịch vụ CNTT.
Tại buổi Tọa đàm, ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ CNTT, Bộ TT&TT, cho biết, để triển khai Quyết định 80/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ TT&TT đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai việc thuê dịch vụ CNTT trong CQNN và hiện đang xây dựng danh mục dịch vụ CNTT sẵn có phục vụ CQNN.
Bộ TT&TT cũng đã có văn bản gửi các hội, hiệp hội và doanh nghiệp CNTT đề nghị tổng hợp danh sách các dịch vụ CNTT sẵn sàng cho thuê kèm theo giá thuê dự kiến và đề nghị các doanh nghiệp chủ động, sớm công bố công khai giá thuê, cũng như chất lượng hoạt động, dịch vụ CNTT.
Cũng theo ông Nguyễn Thanh Tuyên, tính đến tháng 3/2017, Bộ TT&TT đã nhận được ý kiến của 10/22 Bộ, 24/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đồng thời đã trực tiếp trao đổi với một số Bộ, ngành như: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế để lấy ý kiến về danh mục này.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Thanh Tuyên nhận định, hầu hết doanh nghiệp CNTT chưa sẵn sàng công khai dịch vụ sẵn sàng cho thuê và giá thuê dự kiến kèm theo, kể cả những tập đoàn lớn như VNPT, Viettel, CMC, FPT…. Do vậy, việc xây dựng danh mục hoạt động dịch vụ CNTT thông dụng trên thị trường tại thời điểm hiện tại chưa khả thi.
" alt=""/>VNPT, Viettel, CMC, FPT chưa sẵn sàng công khai giá thuê dịch vụ CNTTSau một tháng kể từ khi ra mắt, TPBank vừa chia sẻ thông tin cho thấy, 43,3% trên tổng giá trị giao dịch tiền mặt trên các máy LiveBank là giao dịch nộp tiền vào tài khoản, ngoài ra, ngân hàng cũng đưa mức lãi suất gửi tiết kiệm có kỳ hạn 1 năm trên LiveBank là 6,9% để thu hút khách hàng trải nghiệm dịch vụ mới, đây là mức lãi suất cao nhất mà khách hàng TPBank sẽ được hưởng khi gửi tiết kiệm bằng hình thức giao dịch qua LiveBank, thay vì gửi tiết kiệm tại quầy hoặc qua eBank.
Tính năng nộp tiền vào tài khoản, cùng với tính năng mở sổ tiết kiệm là hai tính năng được khách hàng chấm điểm tích cực cao nhất trên các máy LiveBank.
Theo một chuyên gia trong ngành tài chính, nếu như chi phí đặt các máy ATM và chi phí vận hành còn khá cao, thì việc trang bị thêm tính năng nộp tiền mặt vào tài khoản đã đem lại tiện ích đáng kể cho khách hàng và cũng đem lại nhiều lợi ích cho ngân hàng, khi những chiếc máy LiveBank có thể trở thành những hệ thống tự động có thể huy động vốn, thay vì chủ yếu dùng để rút tiền mặt, chuyển khoản như trước đây. LiveBank và ATM đều là hệ thống ngân hàng bán lẻ tự động, nhưng LiveBank có những khả năng vượt trội hơn và đem lại định nghĩa với về ngân hàng bán lẻ tự động hiện đại, cho phép các khách hàng có thể thực hiện hầu hết các giao dịch ngân hàng tại LiveBank, thay vì đến chi nhánh ngân hàng truyền thống.
Một số tác vụ mà LiveBank có thể thực hiện là mở tài khoản thanh toán, tài khoản tiết kiệm, thực hiện hỗ trợ các cuộc gọi video qua thời gian thực, tính năng scan CMND, Passport... theo công nghệ nhận dạng chữ in ORC giúp rút ngắn tối đa thời gian hoàn thiện các thủ tục giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tính đến hết năm 2016, Việt Nam có 17.472 máy ATM với tổng giá trị giao dịch qua các thiết bị này là 1.809.527 tỷ đồng, các giao dịch này chủ yếu là rút tiền mặt và chuyển khoản theo đúng tính năng phổ biến mà nhiều ngân hàng trang bị trên máy ATM. Trong khi đó, cũng theo số lượng được công bố trên trang chủ của Ngân hàng Nhà nước, tổng số lượng thiết bị ATM và tổng giá trị giao dịch vẫn được duy trì ổn định qua từng quý trong năm, điều này cho thấy những hệ thống ngân hàng bán lẻ như ATM và các hệ thống tương tự đang có chỗ đứng khá vững chắc tại Việt Nam.
Hiện, không có nhiều hệ thống ATM tại các ngân hàng Việt cho phép nộp tiền mặt vào tài khoản, ngoại trừ DongA Bank, Sacombank, TPBank… đáng ngạc nhiên hơn, những ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất lại không phải là những ngân hàng đưa ra những sản phẩm dịch vụ mang tính "flagship" về công nghệ.
Trong vài năm gần đây, cuộc chiến số hoá trong ngành ngân hàng vẫn diễn ra quyết liệt và bám đuổi giữa nhiều ngân hàng với nhau và chúng ta có thể điểm qua một chút về bức tranh này.
DongA Bank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam cho phép nộp tiền vào tài khoản ATM, TPBank là ngân hàng đầu tiên áp dụng bảo mật sinh trắc học vân tay trên điện thoại từ tháng 1/2016 với eBank V7.0, Vietinbank hiện tại cũng đã cho phép khách hàng đăng nhập bằng vân tay trên iPhone, CitiBank Vietnam cho phép áp dụng bảo mật bằng giọng nói từ tháng 10/2016. Trong khi đó, "ông lớn" như Vietcombank cũng đang chuẩn bị trang bị tính năng bảo mật vân tay cho ứng dụng ngân hàng di động của mình.
" alt=""/>Cuộc chiến tự động hoá trong ngân hàng bán lẻ Việt Nam